Tìm hiểu về phiếu lý lịch tư pháp số 2 hiện nay

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là gì? Mẫu phiếu của nó ra sao?… Đây đều là những câu hỏi mà có nhiều người thường thắc mắc nhất hiện nay. Vậy nên, hãy cùng Sài Gòn Group Visa tìm hiểu về những thông tin về loại phiếu này nhé.

Hiện nay có khá nhiều người vẫn còn mơ hồ và thắc mắc về phiếu lý lịch số 2

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là gì?

Phiếu lý lịch Tư pháp số 2 là một văn bản cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án), Hoặc là được cấp theo như yêu cầu của các cá nhân khi họ có nhu cầu nắm được nội dung về Lý lịch Tư pháp của bản thân. Ngoài ra, văn bản này cũng rất cần thiết trong hồ sơ định cư Mỹ cũng như visa vợ/chồng.

Để làm phiếu này, bắt buộc công dân Việt Nam phải có nhu cầu xin phiếu lý lịch tư pháp số 2. Sau đó tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi bạn đang thường trú hoặc tạm trú để được xét cấp duyệt.

Mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2

Mẫu phiếu số 2 

Thông thường, nội dung của nó gồm có các nội dung như sau:

  • Thông tin cá nhân: Gồm có họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú và số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
  • Tình trạng án tích: Trường hợp đối với những người chưa từng bị kết án thì ghi là “không có án tích”. Ngược lại đối với những người đã từng bị kết án thì ghi là “có án tích”. Qua đó phải nêu chi tiết các thông tin theo thời gian của án tích đã xóa, chưa xóa, các quyết định của Tòa án.
  • Thông tin cấm đảm nhiệm việc thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã: Nếu người không bị cấm thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”. Còn nếu bị cấm thì ghi thông tin chi tiết việc cấm đảm nhiệm, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản.
  • Phần cuối là họ tên của người lập phiếu đính kèm với chữ ký, họ tên của thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Hoặc là người được ủy quyền ký cùng con dấu.

Khi đã nhận được phiếu, bạn cần nên kiểm tra lại tất cả mọi thông tin xem đã có thực sự đầy đủ hay chưa? Nếu có phát hiện ra sai sót thì ngay lập tức cần chỉnh sửa nhanh chóng.

Lý lịch tư pháp số 2 có khác gì so với số 1?

Về cơ bản, hai loại phiếu này có khá nhiều điểm thể hiện rõ sự khác biệt:

Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 Phiếu lý lịch tư pháp số 2
Đối tượng được cấp Mọi công dân Việt Nam hoặc những người nước ngoài đã/đang cư trú tại Việt Nam. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức chính trị, Các cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của các cá nhân.
Mục đích xin cấp – Đối với cá nhân: Mục đích để phục vụ nhu cầu đời sống thông thường của họ như làm hồ sơ xin việc, làm giấy phép lao động,…

– Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội: Mục đích phục vụ cho các công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Đối với các cơ quan tố tụng: Phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử.

– Theo yêu cầu của cá nhân: Để người đó có thể biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Nội dung – Trong phần án tích: Chỉ ghi các án tích chưa được xóa.

– Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ được ghi vào phiếu khi cá nhân, cơ quan, tổ chức đó có yêu cầu.

– Trong phần án tích: Phải ghi đầy đủ các án tích. Kể cả án tích đã được xóa hay chưa được xóa.

– Điền đầy đủ mọi thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Ủy quyền Các cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục để xin cấp phiếu. Không được phép ủy quyền mà chính bản thân cá nhân phải tự làm

Giữa phiếu lý lịch số 1 và số 2 có khá nhiều điểm khác biệt nhau

Trên đây là những thông tin bổ ích mà chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc về phiếu lý lịch tư pháp số 2. Qua đó có thể cung cấp thêm nhiều kiến thức cũng như cách làm phiếu lý lịch này.

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

    THÔNG TIN ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

    Họ Tên

    Số điện thoại

    Số lượng

    Ngày đặt hẹn

    Tên dịch vụ

    Nội dung khác

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    .
    .
    .