Phiếu lý lịch tư pháp loại là phiếu do Sở Tư Pháp cung cấp với mục đích là xác nhận xem một người có hay không có án tích, bản án, các quyết định xử phạt của tòa án. Có bị cấm hay không bị cấm việc đảm nhiệm các nhiệm vụ và chức vụ. Bị cấm hay không bị cấm việc thành lập và quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã…
Làm lý lịch tư pháp hiện nay không quá khó khăn
Hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp cần chuẩn bị những gì?
Trường hợp là công dân Việt Nam
– 1 tờ khai yêu cầu xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo như mẫu đã quy định.
– Bản photo giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/căn cước công dân và bản photo sổ hộ khẩu của chính người được cấp.
– 1 văn bản ủy quyền nếu trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 1 (trường hợp này thì người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì sẽ không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền này phải được công chứng, chứng thực theo đúng như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Nếu là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam
– Cần 1 tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo đúng như mẫu quy định trước đó.
– Bản photo hộ chiếu (kèm theo các trang có visa vẫn còn thời hạn, hoặc là thẻ tạm trú). Bản sao công chứng xác nhận đang tạm trú của người được cấp.
– Văn bản ủy quyền nếu rơi vào trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu LLTP số 1 (trường hợp này cũng người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền). Văn bản ủy quyền nhất định phải được công chứng, chứng thực theo như quy định của pháp luật Việt Nam.
Hướng dẫn cách điền tờ khai yêu cầu cấp lý lịch tư pháp
Bản hướng dẫn cách điền tờ khai yêu cầu xin được cấp LLTP dễ dàng
- Mục “kính gửi” Gửi đến Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố hoặc trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Ví dụ: Kính gửi: Sở tư pháp tỉnh Nghệ An
- Tại mục “Họ và tên” Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu. Ví dụ: ĐẶNG HOÀI THƯƠNG
- Mục “Nơi sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú”: Chắc chắn phải điền đầy đủ rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì nhất định phải ghi cả hai nơi.
- Giấy CMND/Hộ chiếu: Ở mục này thì nên ghi rõ là chứng minh nhân dân/ hộ chiếu kèm số, ngày cấp, cơ quan cấp
- Quá trình cư trú của bản thân: Ghi rõ thời gian từ năm 14 tuổi cho đến hiện nay đã cư trú ở bao nhiêu địa điểm. Trường hợp đã từng là quân nhân tại ngũ, các công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì phải ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.
- Yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp số 1 hay số 2: Tại mục này thì tiến hành tích dấu vào phần này. Trong đó nên lưu ý như sau:
- Phiếu LLTP số 1: Đây là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa. Các án tích đã được xóa thì không ghi. Thông tin về cấm đảm nhiệm các chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào phiếu này khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu
- Phiếu LLTP số 2: Phiếu ghi đầy đủ về các án tích. Kể cả các án tích đã được xóa hay chưa được xóa. Các thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã,…
Làm phiếu LLTP ở đâu?
Hiện nay có 2 Cơ quan là có đủ thẩm quyền để cấp phiếu này. Bao gồm:
- Sở tư pháp của tỉnh.
- Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia có trụ sở tại Hà Nội.
Thời gian để xin cấp phiếu LLTP là từ khoảng 10 cho đến 15 ngày làm việc (Không tính thứ 7 và Chủ nhật. Cũng như không bao gồm thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định tại Điều 48 Luật lý lịch tư pháp 2009).
Hiện nay có 2 cơ quan có đủ thẩm quyền để cấp phiếu này
Trên đây là những thông tin quan trọng và hữu ích về phiếu này. Hy vọng có thể giúp ích và hỗ trợ cho bạn nhiều hơn trong quá trình làm phiếu LLTP.